Thức ăn cho cá được chia làm 3 loại chính gồm thức ăn thực vật, thức ăn động vật và thức ăn hôn hợp. Đối với từng loại thức ăn sẽ cung cấp cho cá một lượng dinh dưỡng khác nhau. Tùy vào mỗi loại cá mà chúng ta chọn những loại thức ăn cho cá phù hợp.
Để cá sinh trưởng tốt, lớn nhanh, đẻ nhiều, lên màu đẹp thì chúng ta cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cá cảnh. Vì vậy, việc chọn thức ăn cho cá rất quan trọng, chúng ta cần phải chọn đúng loại thức ăn dành cho từng loại cá cảnh. Vậy các loại cá cảnh ăn gì?
1. Thức ăn thực vật
Một trong những loại thức ăn cho cá có giá thành rẻ nhất và dễ tìm kiếm nhất đó chính là thực vật. Một số loại thức ăn thực vật như rong rêu, bèo tấm, rau non, rễ cây non, rau xà lách, rau muống, đậu Hà Lan bóc vỏ, đậu xanh bóc vỏ, mè, hạt dưa, chuối, bí đỏ.
Bèo tấm làm thức ăn thực vật cho cá
Các loại thức ăn thực vật cho cá ăn thì tùy vào mỗi loài nó sẽ ăn ít hay ăn nhiều, nhưng hầu hết tất cả các loài cá cảnh đều ăn được. Các loại thức ăn thực vật cho cá ăn sẽ cung cấp vitamin dồi dào cho chúng phát triển.
Rong rêu làm thức ăn cho cá cảnh
2. Bọ gậy (Lăng quăng)
Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi dùng làm thức ăn cho cá cảnh. Chúng ta cò thể dùng vợt có mắc lười dày đến các ao hồ, cống rãnh gần nhà để dùng vợt vớt lăng quăng. Khi vớt được một nhúm lăng quăng thì chúng ta mang về ngâm lại nước sạch rồi thả cho cá ăn.
Bọ gậy làm thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho cá
Nếu chúng ta nuôi cá một số lượng lớn, cần phải có nguồn lăng quăng lớn thì chúng ta cần phải tạo hồ nuôi lăng quăng theo cách đặc biệt mới có thể đáp ứng số lượng lớn. Nếu nuôi lăng quăng thì chúng ta cần phải tìm hiểu thật kĩ để nuôi lăng quăng an toàn nhé!
3. Giun đất, giun chỉ
Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, được dùng làm thức ăn cho cá. Nếu ở vùng quê thì chúng ta cho thể dễ dàng tìm kiếm giun đất ở các nơi đất ẩm. Khi thu hoạch giun về, đem rửa sạch với nước ấm để loại bỏ chất nhầy nhớt. Tiếp tục mổ thân giun, rửa sạch tạp chất trong bụng rồi đem sấy/ phơi khô để dùng dần.
Giun chỉ làm thức ăn cho cá giúp cung cấp protein
Giun chỉ là loại thức ăn có nhiều chất đạm nên hầu hết giống cá cảnh đều thích ăn. Nên cho cá ăn trùng vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá.
Giun đất làm thức ăn cho cá
4. Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò, … băm nhuyễn
Các loại thức ăn động vật cho cá ăn như tôm luộc thái nhỏ bảo quản tủ lạnh. Các loại khác như thịt bò, tim bò, gan heo, xây nhuyễn bỏ ngăn đá. Đây là thức ăn cho cá nhằm cung cấp protein cho cá phát triển.
Lòng đỏ trứng cũng hay được dùng nhưng nếu dùng nhiều nước sẽ nhanh đục. Đây là một số thức ăn mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng cho cảnh sống và sinh sản, hầu hết các loài cá cảnh rất thích ăn.
5. Trứng nước (thủy trần, hồng trần)
Trứng nước có tên tiếng anh là Moina thuộc bộ Cladocera hay còn được gọi là con đỏ hoặc bo bo, thuộc loại giáp xác nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Trứng nước là một loại thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cá cảnh lớn nhanh. Đặc biệt, ở giai đoạn vừa hết noãn hoàng, chúng được làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột.
Trứng nước là nguồn thức ăn cho cá
Còn đối với hồng trần, thủy trần khi lấy từ ao hồ về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ. Sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt ra làm thức ăn cho cá cảnh.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Mẹo nhỏ nuôi cá đá nhanh lớn lên màu đẹp đẻ nhiều
6. Cá con
Cá con của một số loài cá nhỏ sẽ làm thức ăn cho các loài cá lớn như cá Tai Tượng, cá Rồng
Cá con làm thức ăn cho các loại cá lớn
7. Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì
Những thứ này hầu như loài cá nào cũng ăn được một khi chúng đã đói, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước.
Ruột bánh mì làm nguồn thức ăn hỗn hợp cho cá cảnh
8. Cám hỗn hợp
Loại cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món thức ăn với các loại cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng. Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương,… rất bổ cho cá.
9. Thức ăn khô
Là các loại thức ăn cho cá cảnh ở dạng viên đã được làm khô đóng gói vào hộp, đóng bao bì. Thức ăn này rất tiện cho những người bận rộn, không có thời gian chuẩn bị thức ăn tươi cho cá cảnh. Các loại thức ăn khô đem lại lượng dinh dưỡng ít hơn so với thức ăn tươi.
Thức ăn khô cho cá cảnh
- Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng.
- Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa.
- Nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày: mỗi bữa cho ăn vừa phải không được để thức ăn thừa trong bể là nguồn bệnh cho cá.
- Nếu bạn sử dụng thức ăn quá giàu protein thì nên thường xuyên thay nước.
- Sử dụng từ 1 - 2 nguồn thức ăn chính có thể xen kẽ các loại thức ăn từ thực vật, động vật.
Một mẹo quan trọng khi cho cá cảnh ăn đó chính là bạn nên cho cá cảnh ăn trong vài phút và chia thành nhiều lần nhỏ để quan sát phản ứng của cá đối với thức ăn. Đầu tiên, bạn rắc một chút thức ăn vào trong hồ cá, bể cá rồi lùi ra xa quan sát cá ăn, khi cá ăn hết mới tiếp tục cho cá ăn tiếp lần hai hoặc lần ba.
Đồng thời nên cho cá cảnh ăn tập trung vào một góc hồ nuôi cá cảnh chứ không nên rải ra khắp hồ làm cho nước vẩn đục. Khi thấy cá có biểu hiện thờ ơ với thức ăn hay ngậm thức ăn trong miện rồi nhả ra thì nên dừng cho cá ăn bởi lúc này cá ăn vừa đủ rồi.
Một nguyên tắc khi nuôi cá cảnh bạn cần nhớ đó chính là thiếu còn hơn thừa bởi bạn có cho cá ăn ít một chút không sao nhưng cá ăn no quá có thể bị chết. Ngoài ra, nếu bể cá của bạn xuất hiện nhiều tảo nâu bất thường thì đó có thể là dấu hiệu bể cá đang dư thừa lượng thức ăn quá mức cần thiết.