Hotline: 0902 970 638
Email: sales4.xenanghavico@gmail.com
banner-tin-tuc-xe-nang-phuy

[Clip]: Công nhân bốc cháy khi đang thi công trên tuyến phố

Nhóm công nhân 3 người đang thi công trên tuyến phố, bất ngờ 1 sự cố phát sinh khiến ngọn lửa bén vào quần áo 1 công nhân và bốc cháy.

Vụ việc được cho xảy ra chiều ngày 7/4 tại một tuyến phố ở Hong Kong, Trung Quốc và được camera an ninh ghi lại.

Theo đoạn clip, khi nhóm công nhân 3 người đang thi công trên tuyến phố, bất ngờ 1 sự cố phát sinh khiến 1 ngọn lửa bén vào quần áo 1 công nhân và bốc cháy.

Đáng chú ý khi một người trong nhóm lấy nước dội vào để cứu hỏa, nhưng ngọn lửa lại bùng lớn hơn.

Rất may, ngay khi phát hiện sự việc người dân ven đường đã kịp ứng cứu với bình xịt cầm tay. Nam công nhân kể trên bị bỏng nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay sau đó.

 

Video nam công nhân bị bốc cháy khi đang thi công 

 

Một số phương pháp làm ngừng sự cháy và chữa cháy cần phải biết để bảo vệ mình và mọi người xung quanh:

 

1. Các phương pháp làm ngừng sự cháy:

 

 Các nhà khoa học đã nghiên cứu về phương pháp làm ngừng sự cháy và chia ra làm 4 nhóm là:

 - Phương pháp làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy.

 - Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng.

 - Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy.

 - Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy.

  

+ Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn đối với chất lỏng, khí ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của chúng là rất khó thực hiện. Trong thực tế, nước là chất chữa cháy có khả năng làm lạnh tốt để dập nhiều chất cháy khác nhau, tuy nhiên nước có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số chất khác, do vậy cần lưu ý khi sử dụng nước để chữa cháy khi xác định trong đám cháy có những loại chất này.

 

 + Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy và chất ôxy hoá ở vùng phản ứng cháy. Trong  chữa cháy có thể sử dụng các phương pháp cách ly bằng lớp bọt chữa cháy, lớp bột chữa cháy, bằng các sản phẩm nổ,  bằng cá bộ phận ngăn cháy, bằng cách tạo khoảng cách. Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.

 

bơm nước chữa cháy

 

 + Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng (phương pháp làm loãng vùng cháy) là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ mà giảm nồng độ thành phần của chúng bằng cách đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy, các sản phẩm cháy (khói, khí không cháy).

 

 + Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.

 Trong 4 phương pháp trên thì những phương pháp làm lạnh, làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy và cách ly là những phương pháp có tác dụng về mặt lý học. Phương pháp ức chế hoá học và tác dụng về mặt hoá học. Trong thực tế công tác chữa cháy thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong khi sử dụng một cách tổng hợp này thì bao giờ cũng có 1 phương pháp đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại chỉ là bổ trợ.

 

chữa cháy an toàn

 

 2. Các biện pháp chữa cháy:

 

Trong chiến thuật chữa cháy có 4 biện pháp chữa cháy là:

 - Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa.

 - Biện pháp chữa cháy theo chu vi.

 - Biện pháp chữa cháy theo diện tích.

 - Biện pháp chữa cháy theo thể tích.

 

+ Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa: Được áp dụng trong trong những trường hợp cần thiết phải khống chế không cho đám cháy tiếp tục phát triển. Trường hợp này chỉ huy chữa cháy bố trí lực lượng, phương tiện ở những phần chu vi đám cháy mà ở đó diễn ra quá trình cháy lan. Tiến hành dập tắt từng phần diện tích đám cháy, dần dần tiến tới dập tắt hoàn toàn đám cháy. Có trườnghợp chữa cháy theo mặt lửa trùng với chữa cháy theo chu vi.

 

 + Biện pháp chữa cháy theo chu vi: Được áp dụng khi lực lượng và phương tiện chữa cháy đến đám cháy đủ khả năng và điều kiện bố trí dập cháy trên toàn bộ diện tích của đám cháy, hoặc trường hợp đám cháy đang phát triển theo tất cả các hướng và mức độ đe doạ của đám cháy tới các hướng đó ngang nhau. Nếu không dập tắt cháy ở tấycả các hướng thì đám cháy sẽ phát triển lớn và gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này đòi hỏi phải huy động số lượng lực lượng và phương tiện đủ lớn để có thể dập cháy ở tấy cả chu vi của đám cháy.

 

chữa cháy bằng bột foam

 

 + Biện pháp chữa cháy theo diện tích: Được áp dụng khi lực lượng chữa cháy có đủ khả năng và điều kiện phun chất chữa cháy trên toàn bộ diện tích đám cháy.

 

 

Việc áp dụng biện pháp chữa cháy theo mặt lửa, chu vi hoặc diện tích còn phụ thuộc vào đặc điểm của đám cháy cũng như khả năng của lực lượng, phương tiện chữa cháy. Chẳng hạn, với đám cháy chất lỏng, ta chỉ có thể áp dụng biện pháp chữa cháy theo diện tích mới đạt hiệu quả; đối với đám cháy chất rắn không phải lúc nào cũng áp dụng được biện pháp chữa cháy theo diện tích bởi vì tấm phun sâu có tác dụng của các lăng phun nước có giới hạn nhất định (10m đối với lăng giá, 5 m đối với lăng cầm tay), do vậy dù có đủ lực lượng, phương tiện chữa cháy cũng không thể phun chất chữa cháy đồng thời trên toàn bộ diện tích đám cháy.

 

 + Biện pháp chữa cháy theo thể tích: Được áp dụng khi dập các đám cháy bằng khí trơ hoặc bằng bọt hòa không khí. Phương pháp chữa cháy theo thể tích rất hiệu quả đối với các đám cháy trong phòng kín hoặc đám cháy trong hầm cáp điện, hầm ngầm có khối tích không quá lớn.

 

chữa cháy rừng

 

 Thực tế chữa cháy còn được áp dụng rất đa dạng các biện pháp dập cháy như theo vị trí phun chất chữa cháy (phun trực tiếp lên bề mặt chất cháy, phun vào vùng cháy, phun vào một điểm, phun đều toàn bộ bề mặt chất cháy…).

 Các biện pháp chữa cháy rất đa dạng nên trong chữa cháy cần tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể để áp dụng một cách hợp lý và linh hoạt thì mới đạt hiệu quả chữa cháy cao.

 

3. Những nguyên tắc chung trong hoạt động chữa cháy:

 

 - Hướng phát triển của đám cháy là hướng mà lửa lan truyền nhanh nhất. Hướng phát triển của đám cháy phụ thuộc vào hướng gió, hướng trao đổi không khí trong đám cháy và cách sắp xếp các loại chất cháy, tính chất của các chất trong đám cháy.

 

 - Hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy là hướng được tập trung nhiều lực lượng, phương tiện và chú ý của người chỉ huy trong cứu chữa đám cháy. Căn cứ  để xác định hướng quyết định dựa trên các tình huống sau:

 + Phải chặn đứng đám cháy để cứu người bị nạn.

 + Phải chặn đứng không cho đám cháy lan đến khu vực có chất cháy, nổ, độc…. có khả năng gây nguy hại lớn.

 + Phải ngăn chặn không cho lửa lan đến khu vực để nhiều tài liệu, hàng hoá có giá trị cao.

 + Ngăn chặn không cho lửa tiếp tục cháy lan sang các phần nhà bên cạnh có khả năng dẫn đến cháy lớn.

+ Chặn đứng hướng phát triển của đám cháy.

 

 - Để chặn đứng không cho lửa lan tràn và dập tắt đám cháy cần:

 + Nhanh chóng triển khai phun nước vào gốc lửa và ngăn chặn các hướng lửa phát triển.

 + Phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc tháo dỡ tạo khoảng cách chặn đứng đám cháy.

 + Di chuyển các chất cháy phía trước ngọn lửa lan truyền để tạo khoảng cách không còn chất cháy không cho lửa cháy lan đến.

 

kĩ thoát hiểm khi cháy

 

 - Các lăng phun nước đầu tiên có tác dụng khống chế không cho lửa lan tràn, bảo vệ, trinh sát khi vào khu vực lửa, khói nguy hiểm để cứu người và nắm tình hình. Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả, kết quả cứu chữa vụ cháy.

 

 - Khi chữa cháy, các đơn vị tham gia phải luôn luôn chú ý bảo vệ những người tham gia chữa cháy, những người còn mắc kẹt trong đám cháy, tài sản, vật liệu, phương tiện… không để nước phun tràn lan làm hư hỏng.

 

- Khi chữa cháy nếu xét thấy cần thiết, người chỉ huy chữa cháy phải cho mở lỗ thoát khói, mở các cửa thông gió làm giảm nồng độ khói tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người và chữa cháy. Khi mở thoát khói phải chú ý hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cháy lan, cháy phát triển.

 

tiêu lệnh chữa cháy

 

  • xe nâng phuy

    CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HAVICO

    Địa chỉ kho: 371/5 QL1A, Khu Phố 1, P.Thạnh Xuân, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

    Văn phòng và Showroom: 1/27 Nguyễn Văn Dung, phường 6, Quận Gò Vấp, TP.HCM 

    Hotline   : 0902.970.638

    Người đại diện : Mr.Vinh

    Tel          : (028) 6257 0030

    Fax         : (028) 6257 0031

    MST       : 0313506852

    Email     : sales4.xenanghavico@gmail.com

    Website  : http://xenangphuy.com/

    Đã thông báo gov xenangphuy.com

  • Dịch vụ

    Tư vấn

    Dịch vụ

    Bảo hành

  • Hỗ trợ khách hàng

    Chính sách

    Chăm sóc khách hàng

    Liên hệ

  • Thống kê truy cập

    Đang online:17

    Tổng truy cập:1998413

Copyright © 2016 KING. All Rights Reserved
Scroll