Hotline: 0902 970 638
Email: sales4.xenanghavico@gmail.com
banner-tin-tuc-xe-nang-phuy

Vì sao M.U sẽ tiếp tục lụn bại?

 

 

Đành rằng M.U sẽ phải thất bại vì nhân vật Ed Woodward quá kém trong lĩnh vực chuyển nhượng. Nhưng một khi HLV Solskjaer lại hài lòng về chút quyền lực "ảo" mà Ed Woodward ban phát, thì cũng nói luôn: ngây thơ và kém đến thế, Solskjaer huấn luyện thế nào được?

 

Ngày xưa, HLV trưởng Alex Ferguson một mình quyết định tất cả: mua ai, bán ai, với giá bao nhiêu, trả lương bao nhiêu cho mỗi cầu thủ. Đấy không phải là chuyện chuyên quyền.

 

Chẳng qua, mô hình phổ biến trong làng bóng Anh là như vậy. Người Anh gọi HLV trưởng trong một đội bóng là “manager” chứ không phải “head coach” như những nơi khác. Bây giờ, giả sử Sir Alex trẻ lại 10-20 tuổi và tiếp tục dẫn dắt M.U, chắc chắn ông sẽ thất bại, vì không còn điều kiện làm việc như trước nữa.

 

M.U bây giờ do phó chủ tịch Ed Woodward điều hành trong mọi lĩnh vực. HLV trưởng ở M.U chỉ còn là một “head coach”, kể cả khi vẫn mang danh là “manager”. Ole Gunnar Solskjaer không được tự do mua cầu thủ.

 

Đấy là chuyện bình thường ở những đội khác. Nhưng trong những trường hợp ấy, đội bóng thường phải có giám đốc kỹ thuật (hoặc giám đốc thể thao). Đằng này, M.U vừa không trao quyền chuyển nhượng cho HLV Solskjaer, vừa không có giám đốc kỹ thuật. Việc của giám đốc kỹ thuật là do Woodward đảm trách.

 

Từng có tin đồn về việc M.U tiếp xúc với Rio Ferdinand, Patrice Evra hoặc Darren Fletcher, như những nỗ lực tìm kiếm Giám đốc kỹ thuật. Rút cuộc, vẫn không có gì mới mẻ. Hay chẳng qua, Woodward chỉ cố ý tung tin “vịt” về việc tìm người, để che đậy một điều là ông không muốn nhường quyền chuyển nhượng cho bất cứ ai?

 

 

 

 

 

Thà rằng mọi chuyện diễn ra bình thường, thì đấy coi như là một mô hình riêng của M.U. Đằng này, M.U khi nào cũng thất bại trong lĩnh vực chuyển nhượng. Những bản hợp đồng “khủng” mang tên Romelu Lukaku hoặc Paul Pogba đều không đáng giá. Quá vô lý khi Woodward chi đến 500.000 bảng/tuần để trả lương cho Alexis Sanchez, một cầu thủ vô dụng. Cú chuyển nhượng lớn gần đây, Fred, đâu có làm được trò trống gì!

 

Cùng làm việc với Woodward là “cánh tay phải” Matt Judge (người đứng đầu bộ phận phát triển đoàn thể). HLV Solskjaer và trợ lý Mike Phelan tham gia trong việc đề nghị hoặc phủ quyết cầu thủ cần mua. Jim Lawlor và Mick Court cũng “có tiếng nói”. Hai nhân vật này làm việc ở bộ phận săn lùng tài năng. Rồi lại thêm John Murtagh (phát triển bóng đá trẻ) và Marcel Bout (tìm kiếm tài năng trên thế giới) nữa. Hầm bà lằng như thế thì cũng đồng nghĩa là... chẳng ai thật sự có quyền hạn gì. Woodward lo tất.

 

Người ta “ngây thơ” giải thích chút quyền lực của Solskjaer và trợ lý Phelan: họ có quyền phủ quyết một vụ chuyển nhượng! Dĩ nhiên phải như thế rồi, bởi Solskjaer là HLV, dùng ai trong các trận đấu là việc của ông (và Phelan).

 

Nếu Woodward mua người nhưng Solskjaer không đưa ra sân thì cũng đâu có khác biệt gì. Tương tự, Solskjaer cứ thoải mái đề nghị cầu thủ cần mua (chứ có được mua đâu)! Có cả màu sắc... lừa bịp, khi Woodward trao “quyền đề nghị và phủ quyết chuyển nhượng” cho HLV Solskjaer. Nhưng cũng phải thấy, Solskjaer... kém thật.

 

Thất bại của những “head coach”


Cả hai đội vượt trội trong hàng ngũ “Big 6” ở Premier League là Man City và Liverpool, đều giao trọn quyền tuyển mộ cho HLV trưởng. Tại đấy, Pep Guardiola và Juergen Klopp là “manager”. Ở Arsenal, HLV trưởng Unai Emery chỉ là “head coach”. Tuy mang danh “manager” ở M.U nhưng Ole Gunnar Solskjaer, giống Emery, cũng không có thực quyền trong lĩnh vực tuyển mộ. Trong số 3 đội rớt hạng, có 2 đội dùng mô hình “head coach” (Fulham và Huddersfield).

Copyright © 2016 KING. All Rights Reserved
Scroll