Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá, thối nhũn cho hoa lan. Trong đó, các nguyên nhân chính chủ yếu là khâu chăm sóc hoa lan phi điệp không đúng cách và hợp lý, phổ biến nhất là cách điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không thích hợp hoặc do côn trùng gây hại… dẫn đến tình hoa lan bị vàng lá thối lá, để chữa trị nhanh chóng nhất thì trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân.
Sau khi xác định được nguyên nhân, chúng ta cần phải tìm ngay các loại thuốc chữa bệnh cho hoa lan. Bên cạnh đó, để phong lan nhanh hết bệnh chúng ta cần phải nắm rõ 4 nguyên tắc vàng khi phun thuốc cho cây. Vậy, để tìm mua đúng các loại thuốc trị bệnh cho phong lan thì chúng ta hãy tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
I) CÁC LOẠI BỆNH MÀ PHONG LAN THƯỜNG GẶP NHẤT
1) Bệnh của hoa lan do vi khuẩn
Do loài vi khuẩn Erlninia carotovora gây ra. Đầu tiên trên lá cây xuất hiện một vết mọng nước như bọ bỏng, sau đó lan rộng ra rất nhanh làm cho cây như bị luộc chín, vàng ủng ra hết.
Nguyên nhân do trong quá trình chăm sóc hoa phong lan thì người chơi tưới nước quá ẩm hay mùa mưa bị úng nước. Do đó cần che mưa rất kỹ cho cây, và tưới cây chỉ đủ độ ẩm và không để chậu Phong lan luôn bị ẩm lâu ngày.
2) Bệnh của hoa lan do virus
Biểu hiện trên mỗi loài phong lan một khác, thường xuyên xuất hiện trên lá có vết đốm hay vết thương làm lá mất màu xanh, chuyển sang thành bị vệt đen hay nâu. Đôi khi lá bị biến dạng xoắn lại và khô không còn xanh bóng và mọng nước như lá bình thường.
Cây rất yếu và ít khi có hoa. Bệnh rất khó chữa, do đó cần cách ly khỏi giàn phong lan, nếu cần thì hủy bỏ đi.Nguyên nhân do bị sâu bọ làm hư tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng. Do đó phải dùng thuốc trị côn trùng, không cho chúng chích , hút lá cây.
3) Bệnh do nấm
Bệnh đen thân cây con: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, có màu nâu, sau đó lan dần làm khô đoạn thân gần gốc và cổ rễ, vết bệnh chuyển sang đen. Lá chuyển sang màu vàng, cong dị hình. Cây con bị bệnh thường chết sau 2-3 tuần, trong căn hành thường có vệt màu tím hay hồng nhạt. Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra.
Bệnh thán thư: Vết bệnh thường có hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình 3-6mm. Giữa vết bệnh hơi lõm có màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Bệnh do nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây ra.
Bệnh thối hạch: Xuất hiện trên gốc thân, vết bệnh màu vàng nhạt, chuyển dần sang màu vàng nâu, thân cây teo tóp, lá vàng, nhăn nheo, cây sinh trưởng yếu, bệnh nặng sẽ gây chết cây. Bệnh do nấm Sclerotium rolfsu gây ra.
Bệnh đốm vòng trên cánh hoa: Vết bệnh nhỏ, màu đen hơi lõm, hình tròn có vân đồng tâm. Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa làm hoa kém màu sắc và mau tàn. Trên mô bệnh thường có lớp nấm màu đen, gặp điều kiện nóng ẩm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cả bộ lá. Bệnh do nấm Alternaria Ap gây ra.
Bệnh đốm nâu trên cánh hoa: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu, hơi lồi, về sau lan rộng thành đốm lớn màu nâu nhạt. Bệnh làm hoa mất giá trị. Bệnh do nấm Curvularia eragotidis gây ra.
3) Bệnh do côn trùng gây hại
Bọ trĩ: Là loại côn trùng nhỏ, có màu vàng nhạt. Chích hút trên trên lá non để lại những đốm vuông màu vàng sáng, sau chuyển dần sang màu nâu đen. Chích hút trên cánh hoa để lại những vết chích trong suốt và có một chấm vàng ở giữa.
Nhện đỏ: Là một dạng ve ký sinh, di chuyển nhanh, lúc nhỏ có màu vàng cam, khi trưởng thành có màu đỏ. Khi chích hút chúng để lại trên lá, hoa những đốm nhỏ màu nâu gây bệnh cho phong lan. Thường phổ biến trong những vườn lan thiếu chăm sóc hoặc bị khô hạn kéo dài.
Rệp: Đây là loại côn trùng gây hại phổ biến trên nhiều vườn lan, thường tập trung chích hút ở lá non, chồi non, đầu rễ, phát hoa, chồi hoa, làm cho cây phát triển còi cọc, hoa bị rụng cuống hoặc không nở. Rệp chích hút tạo thành những vết vàng nâu hoặc thâm đen. Sản phẩm bài tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen phát triển, nhất là trong điều kiện mưa ẩm kéo dài.
Ốc sên, Nhớt: là các loài nhuyễn thể, thường tập trung cắn phá vào ban đêm. Các đoạn rễ non, cây non, chồi, phát hoa là những mục tiêu cắn phá chính của các loài nhuyễn thể.
Sâu hại: Có nhiều loại sâu hại, nhưng thường gặp là sâu khoang (Spodoptera sp), thường cắn phá chồi non, phát hoa non.
II) CÁC LOẠI THUỐC PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH CHO HOA PHONG LAN
1. Thuốc trừ chống thối nhũn cho phong lan
* Thuốc Poner 40TB
Là dạng viên sủi bọt khi bỏ vào nước hòa tan, là loại thuốc chuyên đặt trị bệnh thối nhũn trên bắp cải và cũng ứng dụng được cho các lại cây bị thối nhũn khác như hoa lan, cây cảnh, rau cải...
Hình ảnh thuốc Poner 40TB chống thối nhũn cho phong lan
- Thành phần: Streptomycin 40% w/w + phụ gia.
- Liều lượng: Pha 1 viên với 20 lít nước kết hợp thêm Benkona 2ml/ lít nước, phun lên toàn thân cây và lá.
- Cách dùng thuốc Poner chống thối nhũn: Phun phòng bệnh chỉ 1 lần/ vụ. Có thể phun vào đất trước khi gieo trồng. Khi cây nhiễm bệnh phun 3 lần cách nhau 7 ngày. Thuốc pha xong không để quá 24 giờ. Thời gian cách ly 3 ngày.
* Thuốc Physan 20SL
Là thuốc đặc trị vi khuẩn, cháy bìa lá, thối nhũn, thối thân, trừ nấm, giống nấm gây thán thư và rong rêu trên thân cây hoặc chậu.
- Cách pha thuốc Physan: Pha tỉ lệ physan 20 1ml/1lit nước rồi phun cả cây và lá để trị và trừ bệnh thối nhũn. nếu bị nặng thì 2ml/1lit nước.
Hình ảnh thuốc Physan 20SL chữa bệnh cho hoa lan
* Thuốc Marthian 90SP
Là loại thuốc trừ bệnh thối nhũn cho phong lan, đặt trị vi khuẩn và trừ bệnh bạc lá,đốm sọc vi khuẩn, héo xanh lá, lét vàng lá, xì mũ, Marthian 90sp trừ bệnh triệt để nhất là bệnh đã kháng thuốc trên cây hoa màu, hoa lan, cây ăn quả.
- Thành phần: Oxytetracycline hydrochloride 55%; Streptomycin Sulfate 35%.
- Cách dùng thuốc Marthian chống thối nhũn cho phong lan: Pha 1 gam/ 4 lít nước rồi phun đều lên cây.
Hình ảnh thực tế thuốc Marthian chống thối nhũn cho hoa lan
* Thuốc Starner 20 WP
- Thành phần: Oxolinic acid 200gr/kg.
- Cách dùng thuốc Starner chống thối nhũn: Pha 1 gói (10gr) cho bình phun 8 lít- 10lít nước. Phun thật đẫm ướt tất cả các bộ phận của cây đặc biệt phần bị virus gây hại.
Hình ảnh thuốc Sarter chữa bệnh cho phong lan
* Thuốc Ridomil Gold 68WG
Phòng trừ bệnh cháy lá và thối nhũn. Ngăn ngừa tức thời sự lây lan của vết bệnh, ức chế vi khuẩn kháng thuốc. Có tính nội hấp, tiếp xúc cao.
Thuốc trị nấm bệnh theo cơ chế nội hấp cực mạnh. Ridomil Gold có thể trị vàng lá, chết cây con, đốm lá, thán thư… trên nhiều loại cây trồng. Dùng để phòng và trị nhiều loại bệnh trên phong lan và cây cảnh cực tốt.
Hình ảnh thực tế thuốc Ridomil Gold chữa bệnh cho hoa lan
- Thành phần: hoạt chất Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb 640g/L.
- Cách dùng: pha 1 gói 100gr cho 16 lít nước nếu đang có bệnh hoặc 1/2 gói nếu phòng bệnh. Đây là các loại thuốc trừ bệnh, chống thối nhũn rất hiệu quả dùng để ngăn ngừa trừ bệnh vào mùa mưa hoặc những lúc cây bị thối nhũn khi thời tiết thay đổi. Nên dùng luân phiên và thay đổi sẽ tốt hơn và chống kháng thuốc.
2. Một số loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho phong lan
* Thuốc trừ nấm bệnh Aliette
Chống thối rễ, thối thân, dùng tốt trong mùa mưa. Là sản phẩm trừ nấm bệnh, cháy lá vi khuẩn, chống thối rễ, thối thân, sương mai, bám dính tốt kể cả mưa.
Thuốc lưu dẫn 2 chiều – thuốc di chuyển khắp các bộ phận của cây.
Hình ảnh thuốc Aliette trị bệnh nấm cho phong lan
- Thành phần:
Chứa hoạt chất Fosetyl – Aluminium 800g/kg
- Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nấm phong lan:
+ Pha 20 gam/ 8 lít nước.
+ Phun khi bệnh chớm xuất hiện, ngắt những lá bị bệnh đem đốt và phun thuốc phòng để chống bệnh lây lan.
+ Để diệt nấm triệt để, có thể pha ra chậu sau đó ngâm cả giò lan vào chậu 5- 15 phút mà không sợ lan chết.
+ Phòng bệnh thì tùy thời tiết, mùa bão thì 10 ngày 1 lần, mùa khô thì 20 – 30 ngày 1 lần. Còn có mái nilon thì có khi 2 – 3 tháng 1 lần.
Lưu ý: Không dùng chung với phân bón lá.
* Thuốc trừ nấm Carbenzim 500FL
Thuốc trừ nấm nội hấp và tác dụng rộng. Trị tốt bệnh Thán thư trên lan. Có thể dùng để quét lên chổ bị bệnh, các vết thối nhũn. Thuốc trị bệnh nấm cho hoa lan không hôi.
Hình ảnh thuốc Carbenzim trị bệnh nấm cho phong lan
Cách sử dụng rất đơn giản, tuân theo những quy tắc sau:
- 1 tuần 1 lần hoặc 2 lần, mỗi lần tưới mỗi loại phân khác nhau, không cần pha chung. Tưới tuần tự loại này xong đến loại khác và xoay vòng. Không cần chú ý đến giai đoạn nào của cây. Trừ nấm và sâu cũng vậy, tưới như vậy thì cây sẽ ít bị thiếu chất, ngăn ngừa bệnh.
- Bộ phân bón này có thể tưới bất kỳ giai đoạn nào của cây. Phù hợp với vườn có nhiều loại cây, cây nhỏ đến cây to trồng chung vườn. Nếu ta thích cây phát triển hay ngừa bệnh nào đó thì sẽ chọn lựa trong bộ phân bón và sử dụng.
Có thể dùng liên tục 2-3 lần (cũng 1 loại phân đó) để tăng hiệu quả tối đa. VD: muốn cây ra hoa thì dùng Đầu trâu 701 liên tục trong 3 lần (mỗi lần cách nhau 3-7 ngày tùy theo có thời gian).
- Pha chế theo hướng dẫn trên bao bì 1g hoặc 1cc. 1ml là 1 muỗng Yaourt gạt ngang.
- Cần tưới lúc nhiệt độ vườn thấp như là sáng mát hay chiều tối. Có thể tưới nước qua để khu vực tưới hạ nhiệt độ.
- Buổi sáng nên tưới phân, buổi chiều tưới trừ nấm, sâu (lúc đó đóng cửa luôn, không ra vườn lan)
- Sau khi tưới phân, kỳ nước tưới sau tưới gấp đôi lượng nước bình thường, để cây hấp thu phân thêm và bổ sung lượng nước do cây cần sau khi ăn phân bón.
- Sau khi tưới nấm và trừ sâu thì lượng nước tưới sau đó bình thường.
* Thuốc trừ nấm bệnh Viben – C
Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc và nội hấp, có phổ tác dụng rộng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra. Trị thối gốc, thối rễ lan.
* Phòng trị nấm bệnh:
- Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol.
- Thối mềm: Kasai.
- Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin.
- Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl.
- Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral.
- Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim.
- Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate.
- Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine.
3. Các loại thuốc trừ con bọ rệp, kiến, sên và nhớt gây hại trên lan
* Thuốc Movento 150 OD pha chung với SK Enspray 99EC
- Movento là thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác động vị độc, lưu dẫn hai chiều. Thuốc có hiệu quả cao, kéo dài trên côn trùng chích hút & các loại côn trùng khác (rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ...). Moventon có tính chuyên biệt cao, chỉ diệt côn trùng khi thuốc đã được cây trồng hấp thu và côn trùng chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây hoa lan.
Do đó, Movento rất thân thiện với môi trường & ít ảnh hưởng đến các loại thiên địch. Thuốc được đăng ký sử dụng trên rau, cây ăn trái...tại Mỹ, Châu Âu & nhiều nước trên thế giới.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC được dùng như thuốc trừ nhện, trừ các loại sâu hại (phổ rộng), đồng thời hạn chế một số bệnh hại và còn được dùng như chất hỗ trợ cho thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Đối với sâu hại, dầu khoáng có tác dụng gây ngạt (do bịt lổ thở), thối trứng và thay đổi tập tính (ăn, đẻ trứng). Đối với bệnh hại, dầu ngăn cản sự nẩy mầm của bào tử, hạn chế sự phát tán và phá vỡ màng tế bào bào tử.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC là thuốc phổ rộng, hiệu quả cao trừ nhện, rệp sáp, các loại rầy, sâu vẽ bùa, ruồi trắng, rầy chổng cánh trên cây ăn trái, cây công nghiệp, rau, cây cảnh, cây trồng trong nhà lưới.
Thuốc SK Enspray trị rệp cho lan
Dầu khoáng SK Enspray 99EC không gây hiệu ứng kháng thuốc, thuộc nhóm độc IV, không độc hại cho cây hoa lan. Dầu khoáng SK Enspray 99EC pha nước với nồng độ 0,5% (80 ml cho 1 bình 16 lít nước). Phun ướt đều lên mặt dưới lá, kẽ lá và mặt trên lá, phủ đều lên rệp, nhện đỏ...
Công dụng và lợi ích
- Thuốc có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ẩn núp hoặc khi phun không trúng thuốc (phun trên tán lá diệt được côn trùng gây hại ở phần rễ hoặc trên ngọn xa tầm phun thuốc).
- Giảm được chi phí & công phun do hiệu quả cao và kéo dài.
- Phun trên tán lá diệt côn trùng phá hoại ở phần rễ, nên không cần phải đổ thuốc xuống gốc.
- Thuốc không gây hại kiến vàng nên rất phù hợp cho quản lý dịch hại (IPM) trên cây bưởi (cây có múi).
Thuốc SK Enspray trị rệp cho lan
Hai loại thuốc trên đều không mùi, độc rất nhẹ. Phù hợp cho việc phòng trừ côn trùng cho lan khi trồng lan trong khuôn viên sân vườn sát nơi ở. Có một số bạn bảo thuốc không có tác dụng? Thật ra là tác dụng chậm. Phải phun nhiều lần mới hiệu quả.
Tuần phun 1 lần, ít nhất 3-6 lần khi trị rầy, rệp, sâu và nhện... Khi phòng bệnh thì nên nửa tháng phun 1 lần vào lúc chiều mát. Không nên phun sáng! Khi phun thuốc bạn phải phun ướt đẫm bộ rễ và toàn bộ cây lan mới mang lại hiệu quả cao.
Trên thị trường hiện nay có hàng ngàn loại thuốc khác nhau. Bạn chỉ cần nhận biết được tên của loại côn trùng đang hại lan nhà bạn, sau đó bạn ra nhà thuốc Bảo Vệ Thực Vật (BVTV) hỏi mua đúng loại.
* Thuốc Fendona
Quy cách: Chai 50ml; chai 500ml; chai 1 lít; vỉ 5ml, tấm 4 vỉ x 5ml.
Hoạt chất: Alpha - Cypermethrin 10%.
Nguồn gốc: Sản phẩm của Basf (Đức) – Tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới.
Đối tượng diệt trừ: Muỗi, kiến, gián, ruồi, bọ chét, bọ xít hút máu, bọ đậu đen, kiến 3 khoang, rận, rệp,...
Thuốc diệt kiến cho phong lan
Đặc tính và công dụng:
- Hiệu lực phun tồn lưu kéo dài từ 4 - 6 tháng trên nhiều bề mặt phun khác nhau: gạch, đất, vôi, sơn nước, xi măng, gỗ,...
- Tẩm mùng (màn) hiệu lực kéo dài từ 10 - 12 tháng.
- Không mùi, không để lại vết bẩn trên bề mặt sau khi phun.
- An toàn cho sức khỏe người và môi trường.
- Regent 800 WG - hãng Bayer (Trị nhện gié, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít, bọ trĩ , rệp, kiến...).
* Thuốc Osbuvang 80WP đê phun
- Quy cách: Gói 100gram, dạng bột.
- Hoạt chất: Metaldehyde.
Công dụng:
Osbuvang 80WP là thuốc dạng bột mịn, hoà tan trong nước, dùng để phun xịt và trộn bã mồi. Thuốc diệt trừ hiệu quả ốc lớn, ốc bé, ốc nhớt, ốc sên trên hoa phong lan. Osbuvang 80WP là thuốc trừ ốc có hiệu lực cao để diệt ốc. Khi ngộ độc thuốc ốc sẽ mất hết nhớt rồi chết.
Bạn phải phun ướt đẫm cả giò lan vào buổi chiều tối (tốt nhất là 18h), đảm bảo tất cả các khe rãnh trên giò lan đều đẫm thuốc. Phun hai tới ba lần, cách nhau 3-7 ngày mới dứt điểm được cả trứng. Bạn nhớ phải bảo hộ kỹ cơ thể khi phun thuốc.
Hai loại thuốc này có vạch màu xanh đậm nói lên mức độc là ít độc. Nhưng ít độc thì vẫn là có độc, các bạn cẩn thận 1 chút.
Nhân tiện đây tôi cũng lưu ý các bạn cách nhận biết mức độ độc dựa vào vạch cảnh báo trên bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật. Vạch này thường ở phần dưới cùng của chai thuốc hoặc gói thuốc.
- Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc.
- Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
- Vạch màu xanh (xanh đậm) trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, thuộc loại ít độc.
- Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc rất nhẹ.
III) 4 NGUYÊN TẮC VÀNG PHUN THUỐC CHO PHONG LAN
1. Đúng thuốc
Khi chọn mua thuốc Bảo Vệ Thực Vật (BVTV) bạn cần biết rõ loại sâu bệnh hại cần phòng trừ. Nếu không xác định được sâu bệnh hại thì bạn nên xách cả giò lan tới chỗ bán thuốc BVTV và nhờ kỹ sư của cửa hàng tư vấn nhận diện và có cơ sở mua thuốc cho chuẩn.
Khi mua thuốc nên ưu tiên chọn thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Cần mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có tác dụng trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật, cá tôm, gà vịt, ký sinh và thiên địch).
Chọn thuốc an toàn đối với cây trồng, ít nguy hại đến người tiêu thụ sản phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn (ví dụ Agrifos thời gian cách ly 1 ngày gần như là không độc), không lưu tồn lâu dài trong nguồn nước và trong đất.
2. Đúng liều lượng và nồng độ
Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng độ là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun. Pha đúng nồng độ và phun đủ lượng nước quy định để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với sâu bệnh hại nhiều nhất. Hoặc xịt nhện đỏ mà bạn không xịt ướt đẫm và đều mặt sau của lá thì chỉ mất công xịt mà thôi, vì bọn nhện nằm dưới mặt lá.
Khi dùng thuốc BVTV, cần đọc kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc, phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Bạn nên mặc áo mưa, đeo khẩu trang y tế và đội mũ rộng vành khi phun thuốc. Cá nhân tôi còn mua thêm 3 cây nối, nối cho cái vòi phun dài gần 3m để khỏi phải hít thuốc nhiều.
3. Đúng lúc
Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm sâu bệnh dịch hại trong vườn lan. Đặc biệt là phải xem dự báo thời tiết để biết đường phun phòng bệnh.
Tốt nhất là điều kiện vườn không bệnh gì thì cũng nên phun thuốc nấm và khuẩn 2 tuần 1 lần. Còn khi bị bệnh thì cứ 5-7 ngày 1 lần là được. Mùa khô thì 20-30 ngày phòng bệnh 1 lần là hợp lý.
Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn chế phun khi cây đang ra hoa.
Buổi chiều mát lúc 16-17h phun là hợp lý nhất. Nhớ là có tưới thì cũng phải đợi ít nhất 1 tiếng cho khô ráo mới phun thuốc. Thuốc phun xong phải được ít nhất 2 tiếng khô ráo không bị mưa thì mới đạt hiệu quả cao nhất, nếu phun xong 1 tiếng mưa liền thì hiệu quả chỉ đạt 50%-60% thôi. Ngày hôm sau khi phun thuốc bạn vẫn cứ tưới lan như bình thường.
Giả xử chiều nào cũng mưa không phun được thì bạn nên phun vào lúc 6 giờ sáng, 8 giờ sáng mới phun là muộn rồi, vì 9-10h trời mà nắng nóng lên là thuốc bay hơi mất tác dụng.
Đó là thuốc, còn với phân, theo quan điểm cá nhân của tôi thì chỉ phun phân vào buổi chiều mát 16h-17h, tuyệt đối không bao giờ phun phân vào buổi sáng, vì nắng và nhiệt sẽ biến phân đọng trên lá, ngọn thành axit và làm cháy lá lan.
Bạn nên nhớ phân bón lá phải có ít nhất 5 tiếng không bị nắng nóng thì cây mới hấp thu đầy đủ được. Nếu giả sử bạn xịt phân xong mà vài tiếng sau nhiệt lên cao trên 30 độ thì sẽ làm hại tế bào lá lan nhiều.
LƯU Ý NÂNG CAO:
– Tưới rồi đợi khô phun thuốc sâu nấm bệnh là đúng.
– Phun phân chiều nay rồi sáng hôm sau tưới sớm là đúng. Lan hấp thu phân bón lá qua khí khổng, khi bạn tưới –> cây no nước, nó mở khí khổng ra để đẩy hơi nước ra ngoài, sẽ hạn chế khả năng hấp thu phân rất nhiều. Khi trời nắng thì khí khổng đóng lại, lan cũng không hấp thu được phân.
Cách dùng phân bón lá cho cây công nghiệp không thể áp dụng dập khuôn vào lan được.
Không biết bạn có quan sát lan mọc dài và to ra với tốc độ ra sao giữa ngày và đêm? Tôi thấy sau 1 đêm, lan luôn to và dài hơn là sau 1 ngày! Thực vật nói chung và lan nói riêng là vậy. Điều này có gợi cho bạn suy nghĩ gì không?
4. Đúng cách
Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc được hòa tan thật đồng đều vào nước, bạn phải lắc hòa tan thuốc triệt để rồi mới phun.Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
Trên cùng vườn lan chuyên canh không dùng một loại thuốc liên tục trong một vụ, nhiều năm liền nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh dịch hại. Thuốc nấm bạn nên thay đổi luân phiên 3 loại trở nên, thuốc khuẩn cũng vậy.
Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc, có trường hợp gia tăng hiệu lực trừ dịch hại nhưng cũng có trường hợp bị phản ứng do hỗn hợp làm giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc dễ gây cháy lá cây trồng và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Ví dụ thuốc có tính kềm không pha chung thuốc tính axit.Thuốc gốc Đồng (Cu) thì không pha với loại nào cả, nó là con sói cô độc sẽ tốt nhất.
Khi bạn pha 2 hoặc 3 loại thuốc với nhau mà sinh ra phản ứng kết tủa hoặc tỏa nhiệt, thu nhiệt thì xong rồi, tốt nhất là nên bỏ luôn mẻ pha đó đi và nên phun riêng bạn nhé!
Nhà sản xuất thường có cặp đôi đi chung với nhau, bạn đã mua 1 loại thì nên mua nốt loại kia. Và tôi rất thích sử dụng các bộ đôi. Đi mua thuốc tôi thường hỏi: bán cho tôi bộ đôi trị nấm khuẩn của công ty này công ty kia. Đó là sự kết hợp tuyệt vời với phổ trừ bệnh cực kỳ rộng.
– Khi đang phun thuốc không nên ăn uống, hút thuốc, tránh không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
– Sau khi phun thuốc xong quần áo và các dụng cụ lao động, bình bơm phải được rửa sạch sẽ và phải được cất giữ trong kho riêng (cùng với nơi lưu chứa thuốc BVTV của gia đình).
– Không trút đổ thuốc dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước sinh hoạt. Tuyệt đối không được dùng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã dùng hết vào bất kỳ mục đích nào khác, phải hủy và chôn những bao bì này ở xa nguồn nước sinh hoạt và khu dân cư.
Nguồn: Tổng hợp