Bảo trì xe nâng nói chung hay bảo trì xe nâng dầu nói riêng đúng cách nhằm đảm bảo độ bền cho xe, giúp xe nâng giữ được hiệu quả công việc, cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí của người làm.
Bảo trì xe nâng cần được thực hiện cũng nhằm kéo dài tuổi thọ cho xe, giảm các tai nạn cũng như các hỏng hóc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng xe nâng
- Xe nâng dầu cần được bơm mỡ và vô nhớt cho xích nâng sau mỗi lần bảo dưỡng xe, đồng thời cũng phải vô mỡ cho các bạc đạn bánh xe.
- Sau thời gian sử dụng khoảng 70 giờ đồng hồ, bộ phận lọc gió cần được vệ sinh sạch sẽ.
- Thay nhớt máy cho xe sau 170 giờ sử dụng.
- Mỗi lần thay 8 lít nhớt, và nhớt máy phải là nhớt 40.
- Dầu thắng phải là dầu 3-2 và phải được kiểm tra thường xuyên nếu thấy chúng thay đổi màu.
- Sau 1000 giờ đồng hồ sử dụng xe thì dầu cần được lọc 1 lần.
- Nhớt thủy lực nếu chuyển thành màu đen thì cần phải thay ngay, và thường là sau khoảng 20000 giờ. Nhớt thủy lực là nhớt 10, và thay khoảng 50 lít.
- Tương tự, sau khoảng 20000 giờ ta thay hộp nhớt số, nhớt hộp số là nhớt 90.
⇒ Bạn có thể quan tâm: Có nên mua xe nâng điện cũ giá rẻ?
#1. Kiểm tra các bộ phận có thể thường xuyên gặp trục trặc trong lúc hoạt động
#2. Kiểm tra mực dung dịch điện phân chứa trong bình điện xe nâng và châm nước cất cho bình
- Dừng xe tại vị trí tốt nhất, an toàn, hạ càng nâng xuống sát mặt sàn
- Vệ sinh sạch sẽ bình điện xe nâng
- Kiểm tra dung dịch điện phân trong bình trước khi sạc bình
- Nếu mực dung dịch quá thấp hay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bình điện, chính vì vậy cần thường xuyên kiểm tra và châm dung dịch điện phân cao hơn so với bề mặt bản cực khoảng 10 - 20mm
#3. Kiểm tra mực nhớt và chất lượng nhớt thủy lực trong xe nâng
- Tắt máy và hạ càng nâng xuống mặt nền trước khi kiểm tra nhớt thủy lực.
- Mở nắp cabo, vệ sinh, lau chùi thước đo nhớt.
- Gắn thước trở vào và kiểm tra mực nhớt. Hơn nữa, nếu thiếu nhớt thì cần được châm thêm và vệ sinh và lau sạch dầu văng ra xung quanh.
#4. Kiểm tra sự rò rỉ chất lỏng (nhớt thủy lực, dầu thắng); nếu có, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục ngay
#5. Kiểm tra các đai ốc tại bắt bánh xe nâng có lỏng hay không, nếu có thi nó cần được siết chặt lại.
#6. Kiểm tra các thiết bị phục vụ an toàn cho người lái xe xem có còn sử dụng tốt không, nếu hư hoặc thiếu thì cần phải mời chuyên viên kỹ thuật đến sữa chữa ngay.
#7. Kiểm tra vị trí tay lái
- Tay lái và bánh xe có đi cùng hướng hay không là yếu tố phải được lưu ý đến.
- Bên cạnh đó, bạn cần quay tay lái theo hướng vòng tròn và cần chắc chắn rằng nó không bị rơ lỏng vượt mức cho phép.
#8. Kiểm tra thắng chân (Đối với loại xe “counter balance”)
- Đạp bàn đạp hết cỡ và kiểm tra xem khoảng cách từ bàn đạp đến sàn số của xe có đảm bảo ở mức quy định.
- Phải chắc chắn rằng là khi giữ bàn đạp tại vị trí thấp nhất, bàn đạp sẽ không bị tuột sâu thêm
- Hãy kiểm tra xem có điểm gì khác biệt khi ấn và buông bàn đạp xuống hay không.
#9. Kiểm tra thắng tay
Với trường hợp của thắng tay bạn cần kiểm tra xem có hoạt động tốt hay không bằng cách đỗ xe trên mặt đường nghiêng, trường hợp nếu xe không bị tuột dốc là đạt yêu cầu và ngược lại.
#10. Các dụng cụ đo, hay đèn báo, hệ thống đồng hồ hay hoạt động của cần điều khiển cũng cần được kiểm tra, nếu trường hợp nó hoạt động không tốt hoặc không chính xác thì cần mới chuyên viên đến để sửa chữa.
#11. Kiểm tra mực dầu thắng trong bình ở mực nước theo phạm vi quy định
Ngoài ra, các công việc kiểm tra và bảo dưỡng xe nâng hằng ngày cũng cần phải được kiểm tra tại các vị trí như sau:
- Dây xích: sử dụng nhớt máy theo chủng loại đã được chỉ định
- Các cốt lắp tay lái, khớp di động hay các trục chuyển hướng: sử dụng mỡ bò
Xe nâng phuy - Xe nâng Havico ngoài cung cấp các loại xe nâng hàng còn nhận các dịch vụ sửa chữa xe nâng, bảo trì bảo dưỡng các dòng xe nâng điện, xe nâng dầu định kì.
Mọi chi tiết cần được hỗ trợ về xe nâng hàng hóa liên hệ qua:
Zalo: 0902.970.638
Hotline: 0902.970.638
Email: sales4.xenanghavico@gmail.com