1. Xe nâng điện là gì?
Xe nâng điện (tên tiếng anh là: electric forklift) là thiết bị nâng hạ hàng hóa trong các kho xưởng, chủ yếu dùng năng lượng từ bình ắc quy vô cùng bền bỉ theo thời gian.
Với công nghệ hiện đại, nên xe hoạt động rất êm ái, tốc độ nâng hạ nhanh, an toàn. Đồng thời, các dòng xe được thiết kế chuyên dụng với nhiều kích thước và trọng lượng nâng khác nhau từ nhỏ đến lớn như: xe nâng điện 1,5 tấn, xe nâng điện 2,5 tấn, xe nâng điện 3 tấn… để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay xe nâng điện có hai loại sử dụng phổ biến là: xe nâng điện đứng lái và xe nâng điện ngồi lái. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất uy tín như: xe nâng điện Toyota, xe nâng điện Komatsu, xe nâng điện Mitsubishi… Mỗi chúng ta đều cần phải nắm rõ thông tin về lưu ý khi mua xe nâng điện để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của xe nâng điện
2.1 Cấu tạo
Xe nâng điện, được cấu tạo từ các bộ phận sau:
2.1.1 Cấu tạo bên trong
- Động cơ điện: cấu tạo từ hệ thống motor khép kín xoay chiều hiện đại, được tích hợp nằm gọn trong xe. Tùy vào đặc điểm của các dòng xe mà nhà sản xuất có thể lắp 1 hoặc 2 động cơ điện phục vụ cho việc nâng và hạ hàng hóa.
- Bình ắc quy: cung cấp năng lượng vượt bậc cho xe, giúp xe hoạt động an toàn, bền bỉ và mạnh mẽ theo thời gian. Thời gian sạc nhanh và hiệu quả đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.
- Hệ thống ga và phanh điều khiển: dựa vào hoạt động cảm biến và hệ thống bo mạch điều khiển. Tốc độ di chuyển nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều khiển của tay lái và hệ thống phanh.
- Bo mạch điều khiển: là thiết bị chip điện tử, có khả năng bắt và truyền tín hiệu từ người sử dụng đến các thiết bị liên quan như: bộ phận di chuyển, phanh xe, nâng hạ càng…
2.1.2 Cấu tạo bên ngoài
- Trụ nâng: thường được làm từ 2 trụ kim loại chắc chắn, đóng vai trò làm điểm tựa nâng đỡ hàng hóa. Độ nghiêng của trụ, có thể được điều chỉnh thông qua xy lanh nghiêng thủy lực để việc giữ thăng bằng hàng hóa trên càng nâng được tốt hơn.
- Xylanh nghiêng thủy lực: bộ phận này có tác dụng kéo giàn nâng lên cao và kìm giữ lực để hạ giàn nâng xuống từ từ tránh gây hỏng hàng hóa. Đồng thời, giúp điều chỉnh độ nghiêng của trụ nâng cho phù hợp với kích thước của hàng hóa.
- Giàn nâng: được tạo ra từ các thanh kim loại, vô cùng chắc chắn để làm điểm tựa cho càng nâng có thể nâng hoặc hạ hàng hóa.
- Giá đỡ: bộ phận này có cấu tạo từ khung kim loại, lắp ở phía trên giàn nâng, giúp cho hàng hóa có thể tựa vào khi nâng lên cao và bị nghiêng để tránh bị rơi rớt.
- Càng nâng: là 2 trục thẳng song song với nhau, được làm từ kim loại chịu lực tốt có thể nâng từ 1-3 tấn hàng hóa tùy vào đặc trưng của mỗi loại xe. Phần đầu càng thường dẹp để dễ đưa càng xuống nâng hàng hóa lên, phần đuôi gắn với giàn nâng để tạo điểm tựa nâng hàng hóa lên xuống.
- Bánh tải: là bánh xe đặt ở gần càng nâng, làm từ cao su, nhựa hoặc da PU. Chúng có thể xoay ngang dọc để điều chỉnh hướng đi của xe nâng điện. Chúng đóng vai trò rất quan trọng, trong việc làm trọng tâm để nâng hàng hóa nặng lên xuống giúp xe không bị mất thăng bằng.
- Các bộ phận còn lại như: bánh lái, đối trọng, buồn lái, ghế lái, mui xe… chủ yếu chỉ có trên xe nâng điện ngồi lái
>>>Xem thêm: Xe nâng điện ngồi lái
Tải trọng nâng của xe thường từ 0,5-3 tấn, chiều cao nâng rơi vào khoảng 0,2-6 mét tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn các mẫu xe nâng phù hợp nhất. Giữa các sản phẩm có sự chênh lệch về giá rất lớn, để tiết kiệm được chi phí chúng ta nên lựa chọn các xe nâng điện có tải trọng và chiều cao nâng phù hợp nhất với nhu cầu làm việc.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của xe nâng điện
- Ưu điểm:
+ Nguồn nguyên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường có thể tái sinh liên tục bằng cách sạc điện khoảng 4-8 tiếng tùy vào mỗi dòng xe có bình ắc quy khác nhau. Khác với các xe động cơ đốt trong sử dụng nguyên liệu như: xăng, dầu diesel, khí hóa lỏng Gas/LPG… gây ô nhiễm môi trường.
+ Chi phí vận hàng thấp và rẻ hơn nhiều so với các xe động cơ đốt trong.
+ Xe nâng điện dễ sửa chữa, an toàn hơn và yên tĩnh hơn khi làm việc. Xe không tạo ra các tiếng ồn lớn, cũng như không làm nóng lên ảnh hưởng đến nhiệt độ quy định của kho hàng. Thời gian duy trì bảo dưỡng xe dài hơn so với các xe động cơ đốt trong.
+ Nạp năng lượng điện thông qua bình ắc quy, nó có thể nạp điện liên tục thông qua chu trình nạp – phóng nguồn năng lượng. Việc không sử dụng các nguyên liệu như: xăng, dầu…nên trên xe không có bình chứa nguyên liệu, giúp xe không bị lỗi về tắc bơm dầu, lọc nhiên liệu bị lỗi…
+ Chí phí sử dụng cho bình ắc quy nạp điện rẻ hơn nhiều so với dùng các nguồn nguyên liệu khác.
+ Không có tiếng ồn làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc, tránh gây mất tập trung. Chỉ khi lùi hoặc tiến tới cần báo hiệu thì xe mới bóp còi.
+ Không có bình chứa nguyên liệu trên xe, đảm bảo an toàn cháy nổ bất ngờ.
+ Trang bị hệ thống phanh tự động, giúp đảm bảo an toàn cho người và xe trong các tình huống bất ngờ, giúp giảm hao mòn hệ thống phanh khi có trường hợp nguy hiểm cần phanh gấp.
+ Đa dạng mẫu mã, dễ lựa chọn theo nhu cầu làm việc. Hiện nay trên thị trường có các dòng xe nâng điện nổi bật như: xe nâng điện ngồi lái, xe nâng điện đứng lái…
- Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng xe nâng điện vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục như:
+ Yêu cầu về điện thế và cáp sạc phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, để năng lượng điện được nạp đầy đủ và tăng tuổi thọ làm việc.
+ Thời gian sạc điện lâu phải mất 4-8 tiếng thì xe mới có đầy năng lượng để sử dụng. Còn với các dòng xe nâng động cơ đốt tỏng chỉ cần đổ nguyên liệu là dùng được ngay.
+ Chí phí ban đầu bỏ ra cao hơn so với xe nâng động cơ đốt trong. Bình ắc quy nặng khi thay thế cần phải lưu ý và cẩn thận.
+ Sức nâng của xe nâng điện còn hạn chế không bằng các loại xe nâng khác sử dụng nhiên liệu xăng hay dầu diesel.
4. Điều kiện sử dụng
Xe nâng điện là loại xe thích hợp dùng trong các kho, nhà xưởng kín, các nhà xưởng không có lắp hệ thống thông gió vì xe không có khí thải nên dùng ở những môi trường này rất tiện lợi. Điều kiện sử dụng là một trong những lưu ý chọn mua xe nâng điện mà ta cần biết.
Đồng thời, xe nâng điện không làm tăng nhiệt độ ở trong và ngoài trời nên giảm thiểu tình trạng cháy nổ, an toàn khi sử dụng xe.
Xe nâng điện không gây ra quá nhiều tiếng ồn lớn, chủ yếu phát ra từ bánh xe và còi báo hiệu cho người khác tránh đường. Giúp cho tài xế và các công nhân tập trung làm việc hiệu quả hơn.
Đối với các dòng xe động cơ đốt trong, gây ra tiếng ồn khá lớn và nhiệt tỏa ra khá nhiều khiến môi trường làm việc nóng, ồn ào và có mùi khó chịu. Các tài xế sau thời gian làm việc lâu bị ảnh hưởng thính lực, các công nhân cũng bị mất tập trung khi làm việc bởi tiếng ồn to của xe động cơ đốt trong gây ra.
5. Các dòng xe và thương hiệu ưu chuộng nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng xe bán chạy nhất là xe nâng điện ngồi lái và xe nâng điện đứng lái. Đồng thời các hãng xe sản xuất được bán nhiều nhất phải kể đến: xe nâng điện Komatsu, xe nâng điện Toyota, xe nâng điện Mitsubishi… Biết được các dòng xe ưu chuộng giúp doanh nghiệp chọn mua xe nâng điện uy tín.
5.1 Xe nâng điện ngồi lái
Các dòng xe nâng điện ngồi lái thường có trang bị hộp số, khóa tự động, hệ thống phanh cảm biến vô cùng tiện lợi.
Xe có khu vực ngồi lái rộng rãi thích hợp dùng cho các kho xưởng rộng rãi và trọng tải nâng thường rơi vào khoảng 1-3 tấn. Chiều cao nâng cao nhất khoảng 6 mét.
Các dòng xe nâng điện ngồi lái như: xe nâng điện 2.5 tấn, xe nâng điện 1.5 tấn, xe nâng điện 3 tấn…là các dòng xe được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
5.2 Xe nâng điện đứng lái
Xe nâng điện đứng lái thường có thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển ở các không gian làm việc hẹp. Tất cả hệ thống nâng hạ và điều khiển đều được trang bị đầy đủ ở khu vực tay lái.
Hiện nay có hai loại xe nâng điện đi bộ để lái và xe nâng điện đứng lái có bệ đứng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và giá thành khách hàng có thể lựa chọn được nhiều mẫu khác nhau.
Hầu hết xe nâng điện đứng lái thường có tải trọng nâng vừa phải, chiều cao nâng cũng bị giới hạn nhiều so với xe nâng điện ngồi lái.
>>>Xem thêm: Xe nâng điện đứng lái
6. Cách bảo dưỡng xe nâng điện
Đối với các dòng xe nâng, cần phải chú trọng vào việc kiểm tra, bảo dưỡng xe liên tục để tránh tình trạng hư hỏng bất ngờ xảy ra gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và hàng hóa.
Việc không thường xuyên bảo trì, sẽ dẫn đến các lỗi hỏng thiết bị nghiêm trọng và tốn rất nhiều chi phí để sửa chữa và làm gián đoạn công việc.
Quy trình bảo dưỡng:
+ Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra động cơ của xe trước khi làm việc.
+ Bình ắc quy: thường xuyên kiểm tra lượng nước trong bình và bổ sung kịp thời khi hết nước, giúp cho bình sạc nhanh hơn và tăng tuổi thọ. Đồng thời, vệ sinh thường xuyên sẽ giảm được nhiệt độ trong lúc sạc và sử dụng.
+ Bộ sạc bình: kiểm tra giắc tiếp xúc chắc chắn không, hệ thống tự động ngắt khi sạc đầy điện có hoạt động tốt hay không.
+ Hệ thống mạch điện: xem lại các đầu nối có an toàn hay bị lỏng không để phòng trường hợp chập điện dẫn đến cháy nổ.
+ Kiểm tra bánh xe: thường xuyên kiểm tra và bôi mỡ để bánh xe hoạt động trơn tru và đem kaij hiệu quả tốt nhất trong quá trình làm việc.
+ Càng nâng, khung đỡ, bộ nén thủy lực hoạt động bình thường hay không.
+ Kiểm tra lại hệ thống phanh và còi báo hiệu để quá trình làm việc được an toàn.
Trên đây, là toàn bộ các thông tin về các lưu ý khi mua xe nâng điện bạn cần xem và tìm hiểu qua. Mong rằng bài viết này giúp bạn lựa chọn được một chiếc xe nâng điện ưng ý nhất cho mình nhé!