Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa xe nâng là những kiến thức cơ bản nhất mà nếu bạn là người lái xe thì cần thiết phải biết và trang bị đầy đủ cho bản thân để áp dụng lúc cần thiết.
Và để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn bổ sung thêm một số các kĩ năng cơ bản nhất mà bạn không nên bỏ qua.
1. Để kiểm tra bánh xe nâng, bạn nên chạy xe không tải và có tải để kiểm tra, lắng nghe tiếng kêu xuất phát từ các vành đai, sau đó lắng nghe sự rò rỉ của khí thải.
2. Kiểm tra xe nâng cũng bao gồm việc thực hiện kiểm tra còi xe, đồng hồ đo, các thiết bị cảnh báo an toàn, đèn và cabin, hệ thống trợ lực cùng với mỡ dầu. Nếu có xảy ra hỏng hóc bất thường thì nên kiểm định an toàn lại cho xe một lần nữa.
Và một bộ phận quan trọng nhất của xe nâng động cơ chính là bình ắc quy xe nâng, để nó hoạt động tốt bạn cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau:
+ Không đậy nắp hộc bình khi đang được nạp.
+ Bổ sung nước cất nếu có thể khi thấy dung dịch giảm và không đồng đều giữa các hộc bình.
+ Kiểm tra tỉ trọng dung dịch điện phân theo mức tỉ trọng chuẩn là 1,28g.
+ Tránh xa các khu vực có nguy cơ cháy nổ khi đang nạp.
+ Vệ sinh sạch sẽ và đậy nắp bình sau khi sạc xong.
4. Kiểm tra bộ lọc dầu:
+ Nên thay đổi bộ lọc dầu, bộ lọc thủy lực, tuyển tải của bộ lọc, bộ lọc nhiên liệu và bộ lọc không khí nếu xe nâng bị tiêu hao dầu quá mức cho phép.
+ Kiểm tra động dẫn động di chuyển xe nâng và động cơ thủy lực dẫn động cơ cấu nâng hạ: khi phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc bị hư hại thì phải ngưng máy lại và tiến hành khắc phục.
+ Trục ổ đĩa cũng nên được kiểm tra một cách kĩ lưỡng nhất. Nếu có hiện tượng bị phá hủy thì phải khắc phục ngay...
+ Kiểm tra xem có các vết nứt và vết trầy trên các vành đai. Kiểm tra trực quan hệ thông ống xả của xe nâng và tìm các vết nứt hoặc lỗ hỏng trong hệ thống ống xả.
5. Nếu xảy ra sự rò rỉ trên hệ thống thủy lực bạn nên thắt chặt các đường ống dẫn nhớt, đóng các van lại. Nếu thiếu nhớt thủy lực thì châm thêm, hoặc thay mới nếu không thể sử dụng được nữa.
6. Kiểm tra các dấu hiệu bị bào mòn của lốp, và các xi lanh chủ đạo xem có sự rò rỉ hoặc uốn cong xuất hiện trong hệ thống hay không.
Trên đây là 6 bước kiểm tra và sửa xe nâng mà bạn có thể tham khảo, chúc bạn thành công!
THÔNG TIN LIÊN HỆ HỖ TRỢ TƯ VẤN
Hotline: 0902.970.638
Zalo: 0902.970.638